Lễ chính thức Lễ hội Quán Thế Âm năm Mậu Tuất - PL.2562
- Thứ ba - 31/07/2018 20:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sáng ngày 31/7/2018 (19.6 Mậu Tuất) tại Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm, núi Tứ Tượng, thôn Bằng Lãng, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế; BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế đã trang nghiêm trọng thể tổ chức khai mạc Lễ hội Quán Thế Âm năm Mậu Tuất – Pl.2562.
Chứng minh, tham dự buổi lễ có chư Tôn đức Giáo phẩm HĐCM, HĐTS GHPGVN trú xứ tỉnh TT. Huế; chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; HT. Thích Đức Thanh – UVTT HĐTS GHPGVN tỉnh TT. Huế, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội; chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh; chư tôn đức Tăng Ni Ban Tổ chức Lễ hội; chư tôn đức Tăng Ni các ban ngành trực thuộc; chư tôn đức Tăng Ni Phật giáo các huyện, thị xã; chư tôn đức Tăng Ni các tổ đình, tự viện, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Ban Hướng dẫn Phân Ban GĐPT tỉnh Thừa Thiên Huế; Ban Bảo trợ và Đoàn cựu Huynh trưởng GĐPT tỉnh; quý Đạo hữu thiện tín Phật tử các Niệm Phật Đường, đạo Tràng, đoàn chúng cùng hàng ngàn Phật tử và du khách thập phương.
Về phía lãnh đạo chính quyền địa phương có ông Hồ Văn Hải – UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy tỉnh TT. Huế; ông Huỳnh Cư – UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Huế; ông Hoàng Trọng Bình – Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh TT. Huế; ông Bạch Chơn Đông – TUV, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh TT. Huế; quý lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, Công An, Ban Tôn giáo, các Sở Ban Ngành tỉnh TT. Huế, thành phố Huế và thị xã Hương Thủy.
HT. Thích Khế Chơn – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức lễ hội đã đọc diễn văn chào mừng đã nêu rõ: “Tưởng niệm đến danh hiệu và hạnh nguyện của Ngài là thực tập mở rộng tấm lòng lắng nghe tất cả nỗi niềm của mọi người để sẻ chia, thông cảm, hiểu biết, tha thứ và yêu thương, hóa giải mọi xung đột nội tại của tự tâm… Với Bi nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm, bằng tinh thần lễ hội hôm nay, Giáo hội kêu gọi Tăng Ni Phật tử chúng ta hãy phát huy hơn nữa đức tánh Từ bi cứu khổ, nỗ lực trong công tác từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người tàn tật neo đơn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ứng phó với biến đổi khí hậu, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, đạo đức và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng tịnh độ tại trần gian, thiết thực thể hiện tấm lòng kính ngưỡng của chúng ta dâng lên cúng dường kỷ niệm ngày Khánh đản của Bồ tát Quán Thế Âm".
Cung thỉnh chư Tôn thiền đức
Niệm Phật cầu gia bị
Lãnh đạo chính quyền các cấp tham dự lễ
ĐĐ. Thích Thiện Tuệ thông qua chương trình lễ chính thức
Về phía lãnh đạo chính quyền địa phương có ông Hồ Văn Hải – UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy tỉnh TT. Huế; ông Huỳnh Cư – UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Huế; ông Hoàng Trọng Bình – Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh TT. Huế; ông Bạch Chơn Đông – TUV, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh TT. Huế; quý lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, Công An, Ban Tôn giáo, các Sở Ban Ngành tỉnh TT. Huế, thành phố Huế và thị xã Hương Thủy.
HT. Thích Khế Chơn đọc diễn văn chào mừng
HT. Thích Khế Chơn – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức lễ hội đã đọc diễn văn chào mừng đã nêu rõ: “Tưởng niệm đến danh hiệu và hạnh nguyện của Ngài là thực tập mở rộng tấm lòng lắng nghe tất cả nỗi niềm của mọi người để sẻ chia, thông cảm, hiểu biết, tha thứ và yêu thương, hóa giải mọi xung đột nội tại của tự tâm… Với Bi nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm, bằng tinh thần lễ hội hôm nay, Giáo hội kêu gọi Tăng Ni Phật tử chúng ta hãy phát huy hơn nữa đức tánh Từ bi cứu khổ, nỗ lực trong công tác từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người tàn tật neo đơn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ứng phó với biến đổi khí hậu, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, đạo đức và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng tịnh độ tại trần gian, thiết thực thể hiện tấm lòng kính ngưỡng của chúng ta dâng lên cúng dường kỷ niệm ngày Khánh đản của Bồ tát Quán Thế Âm".
Chư Tôn đức Giáo phẩm Chứng minh niệm hương cầu nguyện
Chư Tôn thiền đức Tăng Ni, quý Phật tử tụng kinh cầu nguyện
Trong không khí trang nghiêm thành kính, chư tôn Giáo phẩm Chứng minh, chư tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni, quý quan khánh đã niệm hương và cử hành nghi lễ cầu nguyện.
Tiếp đến, chư Tôn thiền đức Chứng minh cùng quý quan khách chính quyền đã thả bồ câu nguyện cầu Tổ quốc vinh quang, Đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
Tiếp đến, chư Tôn thiền đức Chứng minh cùng quý quan khách chính quyền đã thả bồ câu nguyện cầu Tổ quốc vinh quang, Đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
Chư Tôn đức Chứng minh, quý quan khách lãnh đạo thả bồ câu cầu nguyện
HT. Thích Huệ Phước phát biểu cảm tạ
Tại buổi lễ, các ban ngành trực thuộc Ban Trị sự, Ban Trị sự Phật giáo các huyện, thị xã, các đơn vị đạo tràng, đoàn chúng tại đã diễu hành dâng hương hoa và vật phẩm thành tâm cúng dường lên Đức Bồ Tát Quán Thế Âm của cầu nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm gia hộ cho đất nước quê hương, cho đồng bào nhân loại, cho tất cả chúng sanh phúc thọ miên trường, cát tường như ý.
Các đoàn, đơn vị dâng lễ vật cúng dườngHT. Thích Huệ Phước – UV HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế, Phó Trưởng ban Tổ chức lễ hội đã có lời phát biểu cảm tạ.
HT. Thích Huệ Phước phát biểu cảm tạ
Qua hai ngày diễn ra lễ hội Quán Thế Âm năm Mậu Tuất đã thu hút hàng vạn đồng bào từ mọi miền của đất nước cũng như ở nước ngoài quy tụ về để dâng hương nguyện cầu dưới bóng mát từ bi của Đức Quán Thế Âm. Điều này chứng tỏ Trung tâm Du lịch Tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT. Huế và lễ hội Quán Thế Âm tại núi Tứ Tượng đã lan tỏa trong đời sống tâm linh của đông đảo người dân các vùng miền, đã dần dần trở thành một địa điểm hành hương thiêng liêng, nơi "Trụ sở tâm linh" của hàng chục ngàn người, không chỉ là Phật tử mà còn đông đảo những người có tâm hướng Phật, đã trở thành một nét đẹp của vùng đất giàu truyền thống văn hóa Phật giáo Huế, một bộ phận không thể tách rời của văn hóa Huế.